Làn da của trẻ em mỏng manh hơn làn da của người trưởng thành. Nó phản ứng lại các tác nhân gây kích ứng bên ngoài theo cách nhạy cảm hơn và đòi hỏi cần có sự chăm sóc và bảo vệ đặc biệt.
Cấu trúc làn da trẻ sơ sinh
Da trẻ mỏng hơn da người trưởng thành khoảng 5 lần. Tuyến mồ hôi và bã nhờn ít hoạt động hơn do đó lớp màng (hydrolipid) bảo vệ ngoài da rất yếu. Kết quả làn da của trẻ em ít có sức đề kháng hơn da của người lớn và cũng dễ dàng bị tác động hóa học, vật lý và vi khuẩn. Các hoá chất dễ dàng thấm vào da, do đó nếu là dưỡng chất thì sẽ thấy hiệu quả nhanh nhưng ngược lại các hoá chất độc hại cũng dễ dàng thấm vào da gây khô ráp và nguy hiểm hơn là các hoá chất độc hại dễ dàng thấm qua da vào máu.
Hoạt động của tuyến mồ hôi ở trẻ em cũng thấp hơn so với người lớn do đó chúng không thể tự bù nước khi nhiệt độ cao. Điều này làm trẻ em đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi. Da em bé có tính axit hơn để tự kháng khuẩn, nên việc sử dụng các sản phẩm có tính kiềm (pH > 5,5) thường dẫn đến khô da và kích ứng.
Danh sách 10 hoá chất nên tránh trong các sản phẩm chăm sóc trẻ em
Những hoá chất gây hại đang là chủ đề nóng trên tất cả các phương tiện. Chúng có trong hầu hết các sản phẩm chăm sóc gia đình như dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng, không những vậy chúng còn có cả trong các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ em. Do vậy việc đọc được thành phần trong các sản phẩm hoá mỹ phẩm trở thành kỹ năng cần có. Hoặc ít ra, bạn cũng nên nhận biết được các hoá chất độc hại để phòng tránh.
1. Triclosan: Chất khử trùng này được dùng trong nhiều sản phẩm vệ sinh cá nhân phổ biến, như kem đánh răng, lăn khử mùi, cùng các nước lau nhà. Cơ quan Bảo Vệ Môi Trường của Mỹ (EPA) liệt triclosan vào một loại thuốc trừ sâu bọ, có mức nguy hại cao cho cả sức khoẻ lẫn môi trường, vì quy trình sản xuất triclosan có thể tạo ra dioxin, cùng loại độc chất trong Thuốc Độc Da Cam. Triclosan được liệt vào hạng hoá chất có thể gây ung thư.
2. Parabens: thường dùng để làm chất bảo quản của sản phẩm. Parabens còn được biết qua những tên có chữ “paraben” ở cuối (methylparaben, butylparaben, ethylparaben, propylparaben). Nguy hại chính của parabens là chất này có thể làm xáo trộn chức năng nội tiết, tăng nguy cơ ung thư vú và cho sức khoẻ sinh sản. Parabens có thể làm hư hại vĩnh viễn cho hệ thống nội tiết của em bé.
3. Phthalates: Chất làm mềm plastic, thường dùng cho các thứ như màn tắm, đồ chơi nhựa. Phthalates còn được dùng trong nhiều loại mỹ phẩm, dầu gội đầu, và các sản phẩm có hương liệu nhân tạo. Theo nhiều tài liệu khảo cứu, chất này có thể giảm lượng tinh trùng và testosterone cho nam giới. Trong các phụ nữ mang thai, chất này có thể ảnh hưởng đến phát triển bộ phận sinh dục cho các bé trai. Cơ quan EPA đã liệt 8 loại phthalates vào danh sách “Hoá Chất Cần Theo Dõi”, để kiểm tra chặt chẽ và có thể cấm dùng trong tương lai. Phthalates là chất rất khó tránh vì pháp luật hiện nay không bắt buộc công ty sản xuất liệt nó vào danh sách thành phần. Cách an toàn nhất là dùng các sản phẩm được ghi rõ là không chứa phthalates.
4. Sulfates: Đây là hoá chất tạo bọt cho dầu gội đầu và xà phòng. Bất kể những lời quảng cáo, các xà phòng tạo bọt nhiều không rửa sạch gì hơn các xà phòng ít bọt vì không chứa sulfates. Sulfates có thể làm hư hại mắt và gây kích ứng cho da.
5. DEA, MEA, & TEA: Diethanolamine, Monoethanolamine và Triethanolamine là các hoá chất tạo bọt, được dùng rộng rãi trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người lớn lẫn trẻ em, như kem dưỡng da, kem chống nắng, dầu gội đầu, kem cạo râu, xà phòng tắm gây bọt. Những chất này đã bị cấm tại Âu Châu vì được cho là chất gây ung thư, có thể tăng nguy cơ ung thư gan và thận nếu dùng ngoài da thường xuyên.
6. Màu nhân tạo: Những chất này thường được ghi là “F&DC”, cuối có số màu hoặc tên màu. Một số màu nhân tạo khi thấm vào da có thể hút oxy từ cơ thể. Các thử nghiệm với thú vật cho thấy hầu hết các màu nhân tạo có thể gây ung thư.
7. Hương liệu nhân tạo: cách an toàn nhất là dùng các sản phẩm được ghi rõ không chứa hương liệu nhân tạo no artificial fragrance hoặc natural fragrance
8. Hoạt thạch (talc): Được dùng trong nhiều mỹ phẩm và sản phẩm cho em bé để hút chất ẩm và cho các loại phấn đánh da và mắt có chất óng ánh. Phấn hoạt thạch có thể tăng nguy cơ bệnh suyễn cho em bé và ung thư buồng trứng cho phụ nữ.
9. Propylene Glycol & Polyethylene Glycol: Đây là các loại cồn thường có trong mỹ phẩm, kem bôi da, dầu gội đầu, dầu xả, và khăn ướt cho em bé (baby wipes). Hầu hết các sản phẩm có hương liệu nhân tạo đều chứa propylene glycol. Tuy mức chứa trong các sản phẩm này rất thấp, sử dụng lâu dài có thể làm cấu trúc tế bào yếu đi. Các chất cồn này còn có thể gây kích ứng và dị ứng da cho các em bé.
10. Formaldehyde (phoóc-môn): Chắc các bạn còn nhớ chuyện bánh phở bị ngâm phoóc-môn mấy năm trước đây. Nhưng các bạn có biết rằng phoóc-môn cũng được dùng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người lớn lẫn trẻ em không? Từ dầu gội đầu, đến kem bôi da cho em bé. Sự nguy hại của phoóc-môn là điều không ai tranh cãi. Tiếp xúc ngắn hạn có thể gây kích ứng cho da và mắt. Hậu quả của tiếp xúc dài hạn thì chúng làm rối loạn nội tiết và theo Viện Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế đã liệt phoóc-môn vào dạng hoá chất gây ung thư. Nhưng trừ khi bạn dùng sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, không thì rất khó mà biết được sản phẩm nào chứa phoóc-môn vì trong nhiều trường hợp, chất này chỉ là sản phẩm trung gian (byproduct) trong quy trình sản xuất.
——————————--
Mọi thắc mắc xin liên hệ
Địa chỉ: 77 Phan Đình Phùng, phường 17, quận Phú Nhuận, Tp. HCM
Hotline: (028) 3916 0820 – (028) 399 00216 – 0902 466 438
Email: order@greenlifegroup.com.vn
Fanpage: GreenLife Viet Nam