Việc tẩy tế bào chết từ lâu đã luôn là bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da, tuy nhiên nó cũng là bước đem lại nhiều “phiền phức” nếu bạn thực hiện không đúng cách. Thông thường các tín đồ làm đẹp rất hay gặp những sai lầm khi tẩy tế bào chết khiến da không những không đẹp lên mà còn bị kích ứng, bào mòn và thậm chí là xuống cấp nghiêm trọng.
Tẩy tế bào chết khi da chưa được làm sạch
Tế bào chết chính là lớp tế bào nằm phía ngoài cùng của da, xét về góc độ khoa học là do cơ chế nhân đôi của tế bào để sản sinh ra tế bào mới, các tế bào già cỗi bị đẩy lên trên cùng và bong tróc dần. Tuy nhiên khi da bạn chưa được làm sạch, còn khô cứng thì sẽ rất khó dùng các biện pháp vật lý để lấy đi lớp da này, không những hòa lẫn bụi bẩn mà còn làm tăng tổn thương, gây trầy xước, rát, đỏ và kích ứng.
Bạn nên để da mềm đi như sau khi tắm, sau khi tẩy trang và rửa mặt sạch sẽ để không còn bụi bẩn, lớp da chết trên cùng cũng dễ bong tróc hơn.
Bạn nên để da mềm đi như sau khi tắm, sau khi tẩy trang và rửa mặt sạch sẽ để không còn bụi bẩn, lớp da chết trên cùng cũng dễ bong tróc hơn.
Vùng da quanh mắt cũng cần được thanh tẩy
Với quan niệm mắt là phần da nhạy cảm, chúng ta thường không bao giờ tẩy da chết cho mắt. Kì thực, vùng da xung quanh mắt vẫn có tế bào chết như da mặt và cần phải dọn sạch mới hỗ trợ kem dưỡng mắt thấm đều hơn. Dầu nhờn, da chết… đọng ở da dưới mắt cũng là 1 trong những nguyên do gây mụn thịt.
Với quan niệm mắt là phần da nhạy cảm, chúng ta thường không bao giờ tẩy da chết cho mắt. Kì thực, vùng da xung quanh mắt vẫn có tế bào chết như da mặt và cần phải dọn sạch mới hỗ trợ kem dưỡng mắt thấm đều hơn. Dầu nhờn, da chết… đọng ở da dưới mắt cũng là 1 trong những nguyên do gây mụn thịt.
Tuy nhiên bạn cũng đừng tưởng tượng gì ghê gớm quá nhé, chỉ cần dùng ngón áp út (có thể quấn thêm khăn xô em bé) cùng với nước ấm massage nhẹ nhàng quanh vùng mắt, 2 lần/tuần là ổn thôi.
Chỉ tẩy da chết cho mặt
Nhiều bạn chỉ quan tâm đến vùng da mặt mà quên mất cơ thể mình cũng cần được chăm sóc mỗi ngày. Đặc biệt là mỗi vùng da khác nhau sẽ có phương pháp tẩy tế bào chết khác nhau như sau:
Những vùng da dày, khô sần như khuỷu tay, đầu gối hay gót chân chính là nơi cần được kì cọ nhiều nhất. Bạn có thể dùng các biện pháp tẩy da chết mạnh dạng vật lý như cọ, bàn chải, đá san hô, sỏi… một cách thoải mái mà không sợ trầy xước như những vùng da khác.
Lưng cũng là một nơi cần được lưu ý tẩy da chết thường xuyên để tránh bị mụn lưng.
Một điều ít ai ngờ là bàn tay bạn cũng cần được chú ý do luôn phải tiếp xúc với đồ vật, hóa chất tẩy rửa khiến da ngày càng khô sần hơn. Bạn có thể mua các tuýp gel tẩy tế bào chết dạng kỳ, hoặc scrub và dùng luôn cho đôi tay để kích thích da tái tạo, sạch và sáng hơn. Sau đó đừng quên thoa ngay lớp kem dưỡng tay yêu thích nữa nhé!
Với môi bạn nên dùng phương pháp vật lý như đường cát hòa với ít dầu dừa/oliu, thoa lên môi và massage nhẹ cho đến khi đường tan hết rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Hoặc một cách hiệu quả khác mà ít bạn biết đến chính là để son dưỡng môi thật dày qua đêm, sáng ra bạn chỉ việc dùng tay, hoặc khăn xô em bé kì nhẹ là lớp da chết sẽ bong ra ngay.
Tẩy da chết quá nhiều và nặng
Bạn trộn nhiều loại tẩy da chết lại với nhau, kết hợp 3-4 loại trong một tuần – vừa vài ba lần vật lý, lại liên tục với hóa học? Điều này chỉ khiến da quá tải và dễ kích ứng hơn do bị bào mòn quá nhiều.
Một lần nữa hãy lắng nghe làn da trước khi bạn sử dụng một loại mỹ phẩm nào mới, về cả tần suất, nồng độ nên sử dụng từ thấp đến cao, từ nhẹ đến vừa.
Cụ thể đối với tẩy da chết hóa học, bạn nên bắt đầu dùng từ 1-2 lần/tuần để da làm quen và theo dõi khả năng kích ứng, sau đó tăng dần lên nếu bạn thấy phù hợp. Kèm theo đó là sự phối hợp với dạng tẩy cơ học nhưng cũng chỉ từ 1-2 lần/tuần giúp tối đa hiệu quả làm sạch cho da.
Chỉ sử dụng 1 loại tẩy da chết hóa học
Nhiều bạn thường nghĩ dùng hóa học AHA/BHA để tẩy da chết là ổn vì một mình chúng sẽ hoàn thành xuất sắc tất cả nhiệm vụ được giao, nhưng điều này không chính xác. Đúng là các axid này có thể len lỏi sâu vào lỗ chân lông, làm sạch tốt hơn và thậm chí là hỗ trợ trị mụn, chống lão hóa da. Thế nhưng nó chỉ có thể làm mềm lớp sừng bề mặt mà (nếu không có tác động cơ học) thì không tài nào cuốn đi hết lớp da chết đó được.
Nói chính xác hơn, hóa học đã làm tốt nhiệm vụ “làm mềm” của mình, bạn chỉ cần một bước nhỏ như “quét sân, dội nước” để lớp da chết bong ra dễ hơn.
Không tẩy da chết khi bị mụn
Đối với da đang bị mụn như mụn bọc, mụn mủ, đúng là tẩy da chết nghe có vẻ đau và đáng sợ, nhưng bạn có biết các hoạt chất trị mụn AHA/BHA, bản chất chính là các thành phần tẩy da chết hóa học, giúp làm sạch sâu, đẩy bã nhờn và nhân mụn ra ngoài, kích thích tái tạo da hiệu quả hơn?
Chưa kể da mụn là da cần được chú ý làm sạch hơn ai hết, ngoài các dạng trị mụn với AHA/BHA, bạn có thể dùng các biện pháp cơ học nhẹ nhàng như dùng khăn mặt, khăn xô, bông tẩy trang để lau măt… hỗ trợ làm sạch bề mặt cho da.
Dùng hạt (scrub) quá to
Nhiều bạn sử dụng đường, bã cà phê để tẩy da chết, nhưng những hạt đường to, vuông vức, có góc cạnh nhọn sẽ để lại trên da những vết xước mà có khi mắt thường không nhìn thấy được. Đặc biệt là da mụn nên tránh xa các loại Scrub hạt này, hãy ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được sản xuất chuyên dụng với loại hạt mịn, cạnh tròn và thao tác thật nhẹ tay.
Những bạn da mỏng, dễ kích ứng lưu ý
Các bạn da mỏng và nhạy cảm cần cẩn thận với bất kỳ loại mỹ phẩm nào chứ không riêng gì tẩy da chết, nhưng điều này cũng không có nghĩa bạn không được lột tẩy hay không đụng đến da.
Đối với vật lý, bạn tuyệt đối tránh dùng dạng scrub tự nhiên như hạt đường, bã cà phê, hạn chế dùng gel lột mà chỉ nên tẩy nhẹ nhàng bằng dạng kì, hạt scrub chuyên dụng cho da nhạy cảm. Nếu da đang bị mụn hoặc cần thiết phải dùng đến hóa học, bạn nên kiểm tra trước ở vùng quai hàm từ 1-2 tuần để đề phòng kích ứng.
Không dưỡng ẩm sau khi tẩy tế bào chết
Việc tẩy trang, dùng sữa rửa mặt và tẩy da chết đều là những bước làm sạch – tạo “tiền đề” để da “sẵn sàng” hấp thụ tối đa dưỡng chất sau đó nên hãy tận dụng tất cả những sản phẩm dưỡng tốt nhất mà bạn có được sau khi tẩy da chết nhé.
Hơn nữa sau khi làm sạch, da sẽ mất đi một lượng ẩm nhất định trên bề mặt và chắc chắn sẽ bị khô đi ít nhiều, vì vậy bạn cần chú trọng cấp ẩm và khóa ẩm kỹ hơn cho da. Theo thứ tự là làm sạch, dùng toner cân bằng pH trước rồi đến các sản phẩm đặc trị, và cuối cùng là serum, kem dưỡng ẩm.
Không bôi kem chống nắng sau khi tẩy da chết
Sau khi tẩy da chết thì lớp da non mới sẽ lộ ra, da lúc này còn yếu sẽ cực kì dễ bị bắt nắng gây sạm, nám da nên tốt nhất là bạn nên tẩy tế bào chết vào buổi tối và tuyệt đối không quên dùng kem chống nắng kỹ lưỡng vào ban ngày.
---Nguồn: EPOMi---
——————————
Mọi thắc mắc xin liên hệ
Địa chỉ: 77 Phan Đình Phùng, phường 17, quận Phú Nhuận, Tp. HCM
Hotline: (028) 3916 0820 – (028) 399 00216 – 0902 466 438
Email: order@greenlifegroup.com.vn
Fanpage: GreenLife Viet Nam