I. Vì sao phải tẩy da chết?
1. Tại sao chúng ta lại có tế bào chết trên da?
Đây là hiện tượng tư nhiên của da diễn ra theo chu kì. Lớp trên cùng của da, lớp biểu bì, có những tế bào da tự nhân đôi, khi chúng nhân đôi và sản sinh, những tế bào mới được đẩy lên trên để tái tạo da, những tế bào cũ sẽ bị thay thế vì chúng đã lão hóa do các yếu tố tác động như môi trường, nội tiết tố và tuổi tác. Chính những tế bào cũ đó sẽ trở thành tế bào chết.
2. Vậy quá trình tái tạo làn da mới diễn ra như thế nào?
Thường thì theo chu kì 2 tuần một lần, da của chúng ta sẽ tự động loại bỏ tế bào chết nhưng cơ chế tái tạo làn da lại có sự khác biệt giữa 2 thời kỳ:
Khi bạn đang ở độ tuổi thanh xuân, da được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, cơ chế nhân đôi tế bào diễn ra mạnh mẽ, các lớp tế bào cũ được thay thế nhanh chóng và chúng tự động bong ra khi chúng ta rửa mặt. Vì vậy, mặc dù vẫn có tế bào chết nhưng chúng ta không cảm thấy da bị khô ráp, sần hay sẫm màu.
3. Nếu da chúng ta tự tái tạo mới, vậy tại sao bạn cần tẩy tế bào chết?
Đơn giản là, nếu bạn để cho da tự động loại bỏ tế bào chết, các lớp tế bào chết sẽ nằm lại trên bề mặt da, càng lúc càng dày hơn. Chúng làm da bạn bị sần sùi và không đẹp mắt. Tệ hại hơn, khi bạn sử dụng mỹ phẩm chăm sóc cũng như trang điểm cho da, các dưỡng chất sẽ không thể thấm sâu vào bên trong để nuôi dưỡng da, hạn chế tác dụng của mỹ phẩm và khiến cho lớp trang điểm kém mịn màng. Lúc này, lớp tế bào chết là vật cản trên da bạn.
Tế bào chết quá dày còn gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến các chất cặn bã ứ đọng và dễ gây viêm nhiễm dẫn đến tình trang mụn khó điều trị.
Nhưng đến khi lớn tuổi hơn, hoặc gặp lúc sức khỏe suy yếu, vừa trải qua một thời gian dài trị bệnh… làn da không được bóng mịn, có cảm giác hơi sần sùi và có những vùng da không đều màu. Điều đó thể hiện cơ chế tái tạo và loại bỏ các tế bào của da đang bị chậm lại, các lớp tế bào chết không tự bong ra… đến lúc này, tẩy tế bào chết là biện pháp hỗ trợ cần thiết.
Chính vì tác hại của tế bào chết (nếu không được loại bỏ thích hợp) nên các loại sản phẩm tẩy tế bào chết theo xu hướng hiện nay là các sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ được tổng hợp từ các thành phần thiên nhiên sẽ nhẹ nhàng làm sạch và mềm bề mặt da, các dưỡng chất thấm sâu hơn vào da, kích thích quá trình nhân đôi làm mới tế bào và giúp da lấy lại khả năng tự làm bong tróc tế bào chết.
4. Có phải tế bào chết được tẩy càng nhiều càng tốt?
Để có thể đưa ra chính xác số lần cần tẩy tế bào chết, bạn cần phải dựa vào các yếu tố như: da của bạn thuộc loại nào, da có dễ bị kích ứng hay không và môi trường làm việc của bạn như thế nào. Thông thường chúng ta cần phải tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần.
Đối với những trường hợp da quá nhờn hoặc môi trường làm việc quá ô nhiễm, phải thường xuyên tiếp xúc với nắng gió thì bạn nên tẩy tế bào chết trên da 2-3 lần/ tuần.
Lý do bạn không nên tẩy tế bào chết quá thường xuyên là nếu lạm dụng các sản phẩm này, da bạn sẽ bị bào mòn đi quá nhanh, da không đủ thời gian để tái tạo các lớp tế bào mới, điều đó làm cho lớp biểu bì của bạn bị mỏng đi, da không đủ khả năng để bảo vệ da bạn dưới tác động của môi trường.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại mỹ phẩm khác như các loại sữa rửa mặt, các loại nước toner, nước cân bằng da mà bạn thoa bằng bông cotton trên da cũng đã làm sạch và lấy đi phần nào tế bào chết. Vì thế bạn chỉ nên tẩy tế bào chết 1 lần/tuần trừ khi có chỉ định từ bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu.
II. Có phải tẩy tế bào chết ở: mặt, cổ, cơ thể, chân…đều như nhau?
Tẩy tế bào chết là cần thiết nhưng chúng ta không thể tẩy mọi nơi đều như nhau, ví dụ: Khuôn mặt của bạn không thể tẩy da với các sản phẩm tương tự như bàn chân của bạn, và ngược lại. Ở đây chúng ta chia làm 6 khu vực tẩy khác nhau:
1. Tẩy tế bào chết da đầu:
Giống như bất cứ vùng da nào khác trên cơ thể, các lớp tế bào trên bề mặt da đầu già đi và cần được loại bỏ để nhường chỗ cho những tế bào non bên dưới. Những tạp chất bám trên bề mặt da đầu không chỉ có bụi bẩn, dầu và tế bào da mà còn bao gồm các thành phần tạo kiểu, chăm sóc tóc (gel, gôm, dầu xả, …) mà dầu gội không thể lấy đi hết.
Lớp tạp chất này gây bít, ngứa, gàu, bong tróc da đầu, hạn chế quá trình cung cấp dinh dưỡng từ da đầu tới sợi tóc khiến tóc không thể phát triển khỏe mạnh và nhanh rụng, đồng thời ngăn cản các sản phẩm chăm sóc hấp thụ vào tóc. Do đó, việc tẩy tế bào chết cho da đầu một lần một tuần là cần thiết để tạo độ thông thoáng cho nang lông, kích thích lưu thông, giúp tóc khỏe và hấp thu dưỡng chất tốt.
Có hai rất đơn giản và không mất nhiều thời gian đó là tẩy tế bào chết cùng với dầu gội hoặc cùng với dầu xả.
Tẩy tế bào chết khi dùng dầu gội: Trộn một thìa đường nâu vào dầu gội và massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn trên da đầu của bạn. Thực hiện động tác này trong khoảng 4-5 phút rồi gội lại với nước sạch và dùng dầu xả như bình thường.
Tẩy tế bào chết khi dùng dầu xả: Thêm một vài giọt tinh dầu yêu thích (dầu olive, dầu dừa, dầu hạnh nhân …) và một thìa đường nâu vào dầu xả của. Bôi hỗn hợp này lên da đầu và dùng các đầu ngón tay massage theo vòng tròn trong 5 phút. Gội lại với nước mát có pha giấm hoặc nước cốt chanh để làm sạch da đầu hoàn toàn.
2. Tẩy tế bào chết da mặt:
Tẩy da chết Và Mặt Nạ 2 Trong 1 – Exfoliating 2 In 1 Scrub & Mask Botani
Khi nói đến khuôn mặt của bạn, tẩy tế bào chết là chìa khóa để có làn da đẹp, không phân biệt loại da. Nếu bạn có làn da khô, tẩy tế bào chết giúp loại bỏ da khô bong tróc và làm như vậy, sẽ giúp các sản phẩm chống lão hóa làm việc tốt hơn vì họ không phải làm việc theo cách của mình thông qua các tế bào da chết.
Nếu bạn có làn da nhờn hoặc da hỗn hợp , tẩy tế bào chết giúp làm giảm tuổi thọ của mụn bằng cách phá vỡ thông qua các tế bào da chết mà có thể gây ra sự tích tụ và mụn trứng cá và mang lại làn da tươi mới cho bề mặt.
Bạn nên tẩy tế bào chết da mình 2-3 lần/ tuần.
3. Tẩy tế bào chết môi:
Cũng giống như những vùng da khác trên cơ thể, khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng, da môi có thể bị khô và lão hóa. Nếu không loại bỏ lớp da này thì lâu dần, đôi môi sẽ bị tối màu, không mềm mịn. Do đó, bạn cần tẩy tế bào chết do da môi thường xuyên để hạn chế điều này.
Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại mỹ phẩm tẩy tế bào chết dành riêng cho da môi. Bạn nên chọn loại có nguyên liệu thiên nhiên để đảm bảo an toàn vì da môi khá nhạy cảm. Ngoài ra, nếu bạn có thói quen liếm môi thì khi sử dụng hóa chất, chúng có thể đi vào cơ thể qua đường miệng và gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Một cách khác, bạn có thể tự chế kem tẩy da chết cho môi bằng những nguyên liệu có sẵn tại nhà.
4. Tẩy tế bào chết body:
Tẩy da chết body Botani giúp làm mịn cơ thể
Bề mặt da body của bạn cũng có cùng một chu kì đào thải tế bào chết, đặc biệt là những vùng da nhạy cảm trên cơ thể như cổ, lưng … Lưng là khu vực tiết rất nhiều mồ hôi lại rất khó để vệ sinh, vì thế cần phải chăm sóc thật cẩn thận. Tẩy tế bào chết mỗi tuần 1 lần và dùng sữa tắm làm sạch mồ hôi mỗi ngày 2 lần sẽ khiến bạn có một tấm lưng mịn màng.
5. Tẩy tế bào chết tay:
Tẩy tế bào chết bàn tay của bạn cũng giống như body, một vài lần/tuần. Bạn có thể làm điều này trong các vòi sen với chà cơ thể của bạn hoặc bạn có thể sử dụng một chà tay và giữ nó ở bồn rửa chén của bạn cho một chút thư giãn.
6. Tẩy tế bào chết chân:
Là việc bắt buộc phải làm, vì chân tiếp xúc cọ sát nhiều, lớp biểu bì dày hơn. Khó khăn hơn trong việc tẩy da chết, bạn có thể tẩy 3-4 lần/ tuần và ngâm trong nước 15 phút trước khi tẩy.
——————————
Mọi thắc mắc xin liên hệ
Địa chỉ: 77 Phan Đình Phùng, phường 17, quận Phú Nhuận, Tp. HCM
Hotline: (028) 3916 0820 – (028) 399 00216 – 0902 466 438
Email: order@greenlifegroup.com.vn
Fanpage: GreenLife Viet Nam